Vỡ nợ nguồn vốn vay từ phía ngân hàng chính sách

Vụ việc bất ngờ xảy ra khi trưởng thôn bị tử vong đột ngột. Hàng loạt người dân bỗng dưng rơi vào cảnh nợ nần ...

Rơi vào cảnh nợ

Vốn vay tín dụng ưu đãi lãi suất thấp của Ngân hàng chính sách xã hội dành cho các hộ nghèo và hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là một động lực, nền tảng vật chất giá trị cho nhiều gia đình thoát nghèo, nhờ vốn vay mà nhiều gia đình đã có được cuộc sống khấm khá, ổn định hơn. Đó là nhìn trên diện rộng về hiệu quả khi nguồn vốn chính sách được kiểm soát chặt chẽ, trao đúng đối tượng. Thế nhưng trái ngược với nhiều nơi, thì tại xóm 7, xã Sơn Hải, nhiều gia đình vốn đã nghèo khó lại rơi vào cảnh “bỗng nhiên” nợ bao vây với số tiền trên vài chục triệu đồng. 

Nguyên nhân là do sau khi ông Nguyễn Hữu Thành - tổ trưởng tổ vay vốn của Hội nông dân thôn đột tử thì câu chuyện vốn vay mới lộ ra.


Chị Nguyễn Thị Thiết, SN 1963, xóm 7, xã Sơn Hải, kể trong nước mắt: “Chồng tôi bị bệnh tâm thần lâu nay, vì vậy gánh nặng cơm áo gạo tiền của gia đình mấy miệng ăn phụ thuộc vào một mình tôi. Được UBND xã xét cho hoàn cảnh hộ nghèo, được Ngân hàng chính sách xã hội huyện cho vay 30 triệu đồng với lãi suất thấp để có thêm vốn mà làm ăn. Thế nhưng sau khi làm thủ tục vay vốn, mang tiền về nhà chưa kịp làm gì thì bị ông Thành là tổ trưởng tổ vay vốn của xóm yêu cầu phải nộp lại cho ông 20 triệu đồng với lý do để chia sẻ cho các hộ khác cùng vay nếu không lần sau sẽ cắt và không cho gia đình tôi vay bất cứ một khoản tiền nào nữa.

Quá nhiều vấn đề cần giải quyết

Vì cả tin ông Thành, tôi đã phải đưa cho ông Thành 20 triệu đồng. 20 triệu đồng đó với gia đình tôi nó hết sức lớn, lấy đâu để trả cho Ngân hàng bây giờ…”. Bà Hoàng Thị Dữa, SN 1949, có chồng mất sớm, một mình bà gắng gượng nuôi mấy người con khôn lớn. Cả con trai và con dâu đi làm ăn xa, ở nhà vì phải nuôi thêm hai đứa cháu, mặc dù tuổi đã cao nhưng bà Dữa vẫn xin chính quyền xét duyệt cho được vào danh sách vay vốn của Ngân hàng chính sách để có thêm đồng tiền phát triển kinh tế. Thế nhưng, niềm vui chưa trọn khi mà tổng số tiền bản thân bà được vay là 30 triệu đồng thì cũng bị ông Thành yêu cầu đưa lại 25 triệu đồng. Sau khi biết rõ sự việc, bà hết sức hoang mang với khoản tiền 25 triệu đồng mà phía Ngân hàng giục phải trả.

Hiện đã có 14 hộ báo cáo sự việc lên chính quyền xã Sơn Hải để cầu cứu với số tiền đưa lại cho ông Thành gần 300 triệu đồng. Cái khó nằm ở chỗ, khi vay tiền, ký nhận tại Ngân hàng rõ ràng là đích thân chủ hộ vay vốn, nhưng khi bị ông Thành yêu cầu đưa lại tiền thì chẳng ai cẩn thận tới mức phải làm giấy vay nhận cụ thể.


Ông Chiến – GĐ Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quỳnh Lưu cho rằng sự việc xảy ra là do các tổ chức cấp dưới.    Ảnh: Hoàng Phạm

Quản lý vốn vay không chặt chẽ?

Ông Chiến, GĐ Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quỳnh Lưu cho rằng: “Lỗi là do các tổ chức cấp xã, còn chúng tôi chỉ quản lý về mặt chuyên môn”.
Nói như vậy đồng nghĩa ông Chiến đang cố biện minh cho việc quản lý nguồn vốn vay bị buông lỏng, cũng như việc “phủi” trách nhiệm của bản thân và cơ quan trước sự việc. Việc quản lý, thẩm định, phê duyệt hồ sơ vay vốn, thậm chí kiểm tra quá trình vốn vay được phát huy như thế nào,… đó là trách nhiệm của  Ngân hàng chính sách. Nếu chỉ biết nhờ vào cán bộ sở tại ở các tổ chức cấp phường, xã để triển khai, giải ngân vốn về cho người dân thì có lẽ càng nguy hiểm hơn. 

Cũng chính vì quan điểm nêu trên nên tại Ngân hàng chính sách huyện Quỳnh Lưu mới xảy ra sự việc “động trời” này, việc buông lỏng quản lý của Ngân hàng tạo điều kiện cho một số đối tượng có cơ hội lạm dụng, sở hữu, thậm chí chiếm đoạt tiền vốn vay?

Mặc dù sự việc vỡ lở đã khá lâu, Ngân hàng chính sách tỉnh Nghệ An cũng đã có nhiều cuộc thanh kiểm tra hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quỳnh Lưu nhưng mãi vẫn không phát hiện ra sự việc. Chỉ đến khi PV cung cấp toàn bộ nội dung trong cuộc trò chuyện với ông Trần Khắc Hùng – GĐ Ngân hàng chính sách tỉnh Nghệ An thì ông Hùng giật mình và cho biết chưa được báo cáo về vụ việc. Rõ ràng sự việc vỡ nợ vì tín dụng tại xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu hết sức nghiêm trọng, tuy nhiên lại được cán bộ cấp dưới bưng bít?



“Đây là một vấn đề hết sức nghiêm trọng, tới giờ tôi vẫn chưa được báo cáo, Ngân hàng tỉnh vẫn chưa biết về việc này. Tôi sẽ cho kiểm tra lại và trả lời cụ thể tới báo. Việc đồng chí Chiến chối bỏ trách nhiệm là không đúng, cần phải nhận thức rõ vai trò, cũng như trách nhiệm công tác quản lý để xảy ra sự việc nói trên” – ông Hùng phân trần.

Đã đến lúc Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Nghệ An vào cuộc nhanh chóng, làm rõ sự việc, có hướng xử lý phù hợp. Đây cũng là bài học chung cho nhiều NHCSXH khác trong công tác quản lý, giám sát cho vay cũng như việc sử dụng vốn và thu hồi vốn để tránh tình trạng tương tự.
SHARE

Phương Thảo

Tôi là công tác viên tư vấn vay tiêu dùng tín chấp. Tôi có kinh nghiệm lâu năm về xử lý hồ sơ vay vốn. Các bạn cần vay tín chấp hãy liên hệ tôi nhé. Hỗ trợ nhanh chóng, uy tín.

  • Image
  • Image
  • Image
  • Image
  • Image
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét